Bệnh Tự kỷ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến, ảnh hưởng đến cách một người giao tiếp và tương tác với thế giới xung quanh. Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể, cũng như trong việc hiểu và phản ứng với lời nói của người khác. Trẻ cũng có thể có các hành vi, sở thích và thói quen lặp đi lặp lại.

Tự kỷ thường được chia làm 2 loại:

      – Tự kỷ điển hình (bẩm sinh): là loại tự kỷ phát hiện ngay khi trẻ được sinh ra đến trước 3 tuổi, trẻ có biểu hiện phát triển chậm.

      – Tự kỷ không điển hình: Trẻ vẫn phát triển bình thường từ 12 – 30 tháng tuổi, nhưng sau đó lại đột ngột không phát triển hoặc thoái triển như mất các kỹ năng đã học được hoặc những dấu hiệu khác

Nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ:

Các nguyên nhân chính dẫn đến chứng tự kỷ bao gồm : yếu tố di truyền, các vấn đề trong cách thức hoạt động của não, và môi trường sống. Đặc biệt, các bước phát triển của não trẻ trong thời gian sớm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như chất độc, bệnh, hoặc stress tâm lý.

Dù vậy, nguyên nhân chính xác dẫn tới trẻ mắc chứng tự kỷ vẫn chưa được xác định. Hiểu rõ hơn về các nguyên nhân cũng như các triệu chứng của tự kỷ là rất cần thiết để cha mẹ và giáo viên có thể nhận biết và hỗ trợ cho trẻ một cách tốt nhất.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ:

Trẻ gặp khó khăn trong việc kết bạn và hoà nhập xã hội

Chứng tự kỷ có mầm mống xuất phát ngay từ khi trẻ mới sinh ra, nhưng phải đến ít nhất từ 6 tháng trở lên mới có thể phát hiện được một vài dấu hiệu bệnh ở trẻ chẳng hạn: nét mặt trẻ đờ đẫn, thờ ơ, không lanh lợi, không có nụ cười bình thường, không có phản ứng thích thú khi được mẹ nâng niu, bồng bế… Tuy nhiên, cho đến khoảng 36 tháng tuổi thì việc chẩn đoán mới thật sự thích hợp vì lúc đó những dấu hiệu và triệu chứng của tự kỷ sẽ lan tỏa và lộ rõ trên các mặt ngôn ngữ, hành vi, và trong các phản ứng về mặt tương tác xã hội của đứa trẻ.

Sau đây sẽ là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

  • Ít tiếp xúc với xã hội
  • Hành vi chống đối
  • Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp
  • Hành vi, sở thích và thói quen lặp đi lặp lại
  • Thích chơi một mình: khó khăn trong việc kết bạn và hòa nhập với xã hội
  • Gắn bó bất thường: Có thể có sự quan tâm đặc biệt đến một số đồ vật, ánh sáng, âm thanh hoặc mùi vị
  • Vận động chậm chạp
  • Hành vi kỳ lạ
  • Rối loạn ăn uống
  • Khiếm khuyết về trí tuệ

Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp và điển hình nhất. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào 10 dấu hiệu này mà các bậc cha mẹ vội vàng kết luận trẻ bị tự kỷ. Khi phát hiện trẻ có nhiều triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để trẻ được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế những di chứng tâm thần về sau.

Mọi câu hỏi, thắc mắc liên quan cha mẹ liên hệ https://azkids.vn để được các chuyên gia giáo dục đặc biệt tư vấn và hỗ trợ.

 

    Hỗ trợ giải đáp